Mở cửa hàng sữa ở nông thôn đang là xu hướng kinh doanh tiềm năng với nhiều lợi thế như ít cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng cao và chi phí vận hành thấp.
Trong bài viết dưới đây San sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn thành công, giúp bạn khởi đầu thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Mở cửa hàng sữa ở nông thôn có lời không?
Câu trả lời là có nếu bạn biết cách kinh doanh hiệu quả. Nhu cầu sử dụng sữa tại khu vực nông thôn ngày càng tăng cao, đặc biệt là sữa cho trẻ em. Thị trường sữa ở nông thôn còn nhiều tiềm năng khai thác, ít cạnh tranh hơn so với thành phố.
Do vậy, San tin rằng nếu bạn có kế hoạch kinh doanh bài bản, lựa chọn sản phẩm phù hợp và cung cấp dịch vụ tốt, bạn hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận cao từ việc mở cửa hàng sữa ở nông thôn.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu 3 mô hình kinh doanh cửa hàng sữa ở nông thôn phổ biến nhất hiện nay nhé!
3 mô hình kinh doanh sữa ở nông thôn phổ biến hiện nay
Theo nghiên cứu của San, hiện nay có 3 mô hình kinh doanh sữa ở nông thôn phổ biết nhất hiện nay:
- Mô hình kinh doanh cửa hàng sữa bột: Đây là mô hình phổ biến nhất với đa dạng các sản phẩm sữa bột cho trẻ em từ nhiều thương hiệu khác nhau.
- Mô hình kinh doanh cửa hàng sữa bỉm: Cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm sữa và bỉm cho trẻ em, có thể kết hợp thêm một số sản phẩm mẹ và bé khác.
- Mô hình kinh doanh cửa hàng mẹ và bé: Cung cấp đầy đủ các sản phẩm dành cho mẹ và bé như sữa, bỉm, đồ chơi, quần áo, dụng cụ chăm sóc…
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, diện tích mặt bằng, nhu cầu của thị trường… bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp nhất cho bản thân nhé.
6 bước mở cửa hàng sữa ở nông thôn hiệu quả
Bước 1. Xác định vốn đầu tư
Vốn đầu tư để mở cửa hàng sữa ở nông thôn sẽ dao động từ 50 triệu đến 200 triệu đồng tùy vào mô hình kinh doanh, quy mô cửa hàng và số lượng sản phẩm. Bạn cần lập kế hoạch chi tiết để sử dụng vốn hiệu quả nhất. Vốn đầu tư ban đầu có thể kể đến bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí sửa chữa, trang trí cửa hàng
- Chi phí mua sắm trang thiết bị (tủ lạnh, tủ đông, giá kệ…)
- Chi phí nhập hàng
- Chi phí marketing
- Chi phí dự phòng cho các hoạt động phát sinh
Bước 2. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Mặt bằng nên nằm ở vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, có lưu lượng người qua lại cao như khu vực gần chợ, trường học, khu dân cư… Diện tích mặt bằng cần phù hợp với mô hình kinh doanh và số lượng sản phẩm bạn muốn bán.
Bước 3: Lựa chọn nguồn hàng uy tín, giá tốt
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của cửa hàng. Bạn nên chọn nguồn hàng từ các nhà phân phối uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm như Vinamilk, TH true milk,…
Ngoài ra, Sữa Hạt GASAN là một sản phẩm gợi ý tuyệt vời cho cửa hàng sữa của bạn. Sữa Hạt GASAN được sản xuất từ 100% nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Sữa Hạt GASAN có đa dạng các hương vị phù hợp với mọi lứa tuổi và sở thích. Hơn nữa. đây là thương hiệu sữa hạt đạt tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ, đảm bảo chất lượng an toàn và dinh dưỡng tuyệt đối cho sức khỏe. Bạn có thể gọi ngay cho đội ngũ tư vấn của GASAN thông qua số hotline: 0798.399.333 để được tư vấn miễn phí về các chính sách mở đại lý kinh doanh sữa hạt dinh dưỡng cực hấp dẫn.
>>> Xem thêm bài viết: Mở đại lý sữa có lời không? Kinh nghiệm mở đại lý sữa cho người mới
Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh
Bạn cần xin giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.
Bước 5: Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng sữa
Bạn cần trang bị các thiết bị cần thiết như tủ lạnh, tủ đông, giá kệ, máy tính, phần mềm bán hàng… để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Bước 6: Tuyển dụng nhân viên (nếu cần)
Nếu bạn mở cửa hàng lớn, bạn cần tuyển dụng nhân viên có kiến thức về sản phẩm sữa và kỹ năng bán hàng tốt. Đào tạo nhân viên về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng sữa ở nông thôn thành công
Có chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả
Bạn cần quảng bá cửa hàng sữa của mình đến với khách hàng tiềm năng thông qua các kênh như:
- Quảng bá cửa hàng thông qua các kênh online (mạng xã hội, website) và offline (tờ rơi, banner…).
- Tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Đầu tư về việc trưng bày và quản lý hàng hóa
Cửa hàng cần được bày trí đẹp mắt, khoa học để thu hút khách hàng. Bạn cần quản lý hàng hóa cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Bố trí cửa hàng khoa học, gọn gàng, dễ nhìn.
- Trưng bày sản phẩm đẹp mắt, bắt mắt.
- Phân loại sản phẩm theo từng nhóm, thương hiệu, chủng loại.
- Quản lý hàng hóa cẩn thận, theo dõi hạn sử dụng sản phẩm.
Chăm sóc khách hàng và xây dựng lòng tin tốt
- Cung cấp dịch vụ tư vấn sản phẩm nhiệt tình, chu đáo.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách hiệu quả.
- Chăm sóc khách hàng sau bán hàng, thu thập phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Liên tục cập nhật, thích nghi với thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nhu cầu thị trường và xu hướng kinh doanh luôn thay đổi. Do vậy, bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững vị thế cạnh tranh của cửa hàng.
Mở cửa hàng sữa ở nông thôn là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng với nhiều lợi thế. Hy vọng với những chia sẻ từ San trong bài viết này sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm hữu ích để mở cửa hàng sữa thành công.
Tôi là Đỗ Trương San San – CEO của GASAN. Với hơn 10 năm kinh doanh & khởi nghiệp trên các khắp lĩnh vực, hiện đang là CEO của 6 công ty với 18 thương hiệu. Tôi hy vọng với những kiến thức, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ, sẽ là hành trang hữu ích giúp bạn tự tin và vững bước trên hành trình khởi nghiệp, kinh doanh của mình.